Top 5 đầu tư lớn nhất vào VN
Đầu tuần này,ừTrungQuốctăngmạsv88 UBND tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Công ty TNHH công nghệ Qtech (Trung Quốc) - là doanh nghiệp (DN) đang muốn đầu tư nhà máy sản xuất quang học điện tử tại tỉnh này với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 430 triệu USD. Tập đoàn Qtech của Trung Quốc là một trong 3 nhà sản xuất module camera hàng đầu thế giới. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 132 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt trên 4 tỉ USD đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đứng đầu về số dự án lẫn vốn đầu tư, lần lượt 53 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 2,7 tỉ USD.
Hiện Trung Quốc cũng đứng thứ 2 về các nền kinh tế đầu tư tại TP.Hà Nội, với gần 30 triệu USD từ tháng 1 - 10. Trước đó, hãng xe máy điện Trung Quốc là Yadea cũng tiết lộ thông tin sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại Bắc Giang với vốn đầu tư 100 triệu USD sau 3 năm du nhập vào thị trường VN. Ngoài nhà máy lắp ráp, hãng xe máy điện này cũng có kế hoạch mở trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trong tương lai gần tại Bắc Giang. Tháng 9 vừa qua, nhà máy sản xuất lốp xe Haohua (Trung Quốc) cũng nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án tại Bình Phước với số vốn 500 triệu USD, khởi công vào đầu năm sau. Công suất của nhà máy lên đến 14,4 triệu bộ lốp xe. Đây cũng là dự án FDI lớn nhất tính đến thời điểm này tại Bình Phước.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, FDI từ Trung Quốc vào VN có sự thay đổi mạnh mẽ và đặc biệt ngành nghề khá đa dạng. Tập đoàn Victory Gaint Technology - chuyên sản xuất và kinh doanh các loại linh kiện điện tử, chất bán dẫn hàng đầu ở Trung Quốc, đang có kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh với quy mô dự kiến 400 triệu USD; ước giá trị sản xuất mỗi năm của nhà máy đạt giá trị khoảng 1 tỉ USD.
Một khảo sát mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Savills VN cũng cho biết lĩnh vực năng lượng và in ấn tại VN đang có nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc quan tâm. Hiện tại, ngoài dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận, lĩnh vực năng lượng có tập đoàn pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc Trina Solar - nhà đầu tư lớn nhất tại khu công nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên), với 2 nhà máy và đang đề xuất triển khai nhà máy thứ 3 cũng tại địa phương này với mức đầu tư dự kiến 420 triệu USD.
Trước đó, thông tin 2 nhà sản xuất pin và hệ thống lưu trữ năng lượng hàng đầu của Trung Quốc cũng lên kế hoạch đầu tư hơn 1 tỉ USD để xây dựng mới và mở rộng nhà máy ở VN. Trong đó, Xiamen Hithium Energy Storage Technology có thể đầu tư một nhà máy 900 triệu USD tại Hải Dương, còn Growatt New Energy mở rộng nhà máy ở Hải Phòng, với quy mô khoảng 300 triệu USD.
FDI từ Trung Quốc tăng mạnh
Tăng tốc thu hút FDI Trung Quốc chất lượng cao
PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, đánh giá vị trí địa lý giữa Trung Quốc và VN là lợi thế lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại giữa 2 quốc gia, đặc biệt khu vực phía bắc. Bên cạnh đó, giá đất công nghiệp tại VN nói chung và miền Bắc nói riêng cạnh tranh hơn nhiều so với giá đất công nghiệp ở Trung Quốc. Lương lao động phổ thông của Trung Quốc bình quân 600 - 650 USD/tháng, cao gần gấp đôi lương lao động tại VN. Giá cả sinh hoạt ở VN, giá các loại dịch vụ, chi phí tuân thủ của DN tại VN cũng thấp hơn Trung Quốc nhiều. VN cũng có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cao hơn Trung Quốc… Ước các chi phí đầu tư, giá cả khi đầu tư vào VN thấp hơn ở Trung Quốc từ 20 - 30%.
"Trung Quốc vẫn là công xưởng thế giới, họ có nhiều ngành sản xuất giá rẻ bắt buộc phải sử dụng nhiều lao động, trong khi chi phí lao động lại tăng, chi phí đầu tư tăng, nên muốn tổ chức sản xuất quy mô lớn, muốn bá chủ thế giới hàng giá rẻ, nhà đầu tư Trung Quốc chuyển đầu tư vào VN là điều dễ hiểu", ông Lạng đánh giá.
Theo ông Lạng, ngoài các lợi thế trên, mức độ hội nhập kinh tế cao của VN là điều khiến nhiều nhà đầu tư có quy mô sản xuất lớn từ Trung Quốc rất quan tâm. Đến nay, VN đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác từ nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Đặt nhà máy tại VN, có chi phí lao động cạnh tranh, các DN Trung Quốc không chỉ nhằm thâm nhập sâu thị trường Đông Nam Á mà còn lấy đó làm bàn đạp để tham gia vào thị trường châu Âu và Mỹ một cách dễ dàng hơn.
Đáng lưu ý, Trung Quốc có một số tập đoàn đang phát triển mạnh những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, lĩnh vực VN đang quan tâm. Chẳng hạn, Huawei đang đứng đầu thế giới về công nghệ chuyển đổi năng lượng, họ tăng tốc ký kết hợp tác để bán công nghệ này. VN đang cần và là thị trường quá tốt để hãng này chào hàng. Đó là những hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đó là cách mà VN cần đẩy mạnh trong mối quan hệ làm ăn với các DN Trung Quốc.
Đơn cử các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, VN cần có đàm phán đã giảm lãi suất vay tốt nhất có thể. Các nước Thái Lan, Malaysia... làm rất tốt nghiệp vụ này. Ràng buộc chặt chẽ việc sớm chuyển giao công nghệ khi đầu tư sang VN. Về thương mại, tuy hàng hóa VN sang Trung Quốc có tăng, song các hàng rào kỹ thuật Trung Quốc đang áp cho hàng hóa VN cao hơn và khắt khe hơn nhiều so với hàng hóa từ chiều ngược lại. Cần có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như sự công bằng của hàng hóa 2 nước; cần có sự kết nối thanh toán cởi mở hơn trong thương mại, sử dụng đồng tiền quốc tế, thay vì chỉ nhân dân tệ…
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, dự báo dòng vốn đầu tư mới từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. FDI Trung Quốc ngày nay không hẳn là dự án nhỏ hay công nghệ cũ lạc hậu mà lĩnh vực năng lượng tái tạo, bán dẫn… với số vốn hàng trăm triệu USD. Ưu thế của VN chính là hệ thống chính trị, an ninh ổn định, tỷ lệ dân số vàng, có độ mở nền kinh tế lớn, ký kết các hợp tác thương mại rộng khắp và tạo cơ hội xuất khẩu hàng hóa miễn thuế đến nhiều thị trường...
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông đang tăng đầu tư, kết nối tốt hơn, quyết tâm cải cách của Chính phủ VN đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Trong đó, có các nhà đầu tư lớn từ nước láng giềng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), từ tháng 1 - 11.2023, vốn FDI từ Trung Quốc đại lục lên 3,06 tỉ USD, cao hơn cả năm 2022 và vượt Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì vậy, xét theo giá trị đầu tư từ tháng 1 - 11.2023, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại VN, sau Singapore (3,31 tỉ USD) và Hồng Kông (3,15 tỉ USD). Thậm chí, nếu xét về số lượng dự án mới thì Trung Quốc đang dẫn đầu, chiếm hơn 22% tổng số dự án FDI cấp mới tại VN trong 11 tháng.